Tiêu đề của website

Góc thư giãn: BIỆT DANH BÓNG CHUYỀN

Trong thể thao, tếu và vui nhất là cái chuyện biệt danh. Trên thế giới đã có những biệt danh đi cùng năm tháng còn ở Việt Nam ta, những cái tên ngồ ngộ đặt cho giới cầu thủ bóng chuyền cũng có thể xem là còn lại với thời gian. Xin lược kê một số như thế nhé…


Trong thể thao, tếu và vui nhất là cái chuyện biệt danh. Trên thế giới đã có những biệt danh đi cùng năm tháng còn ở Việt Nam ta, những cái tên ngồ ngộ đặt cho giới cầu thủ bóng chuyền cũng có thể xem là còn lại với thời gian. Xin lược kê một số như thế nhé…

Lớp xưa

Tại Trường huấn luyện TDTT TW năm 1960, đội tuyển nam (sau đó đi Ganefo 1963 tại Indonesia) có 2 lão tướng, chủ công cừ khôi là Quản Trọng Hải và Lâm Dũng. Ông Hải là cha của bộ ba bóng đá rất tên tuổi Quản Trọng Hùng, Quản Quốc Hương, Quản Trọng Bắc, tuy thấp (1m70) song đập ác và cắm lắm nên mới có biệt danh Hải “quắp”, tại Đại hội thể thao Việt-Trung-Triều-Mông năm 1967 tổ chức ở Bình Nhưỡng, Hải “quắp” có vinh dự cầm lá cờ Việt Nam dẫn đầu đoàn diễu hành, bên cạnh 3 người cầm cờ còn lại của 3 nước bạn. Bên cạnh ông Hải ở Trường Huấn Luyện (THL) là ông Lâm Dũng, người Nam tập kết, tay đánh này mỗi khi bật nhảy phát lực lại hô một tiếng và thể là bà con phong cho cái tên là Dũng “ọ”. Ngày thống nhất đất nước, Dũng “ọ” là trưởng bộ môn BC của Sở TDTT Tp.HCM, anh đã mất cách đây dăm năm.

Lứa lớn còn tay đánh Nguyễn Kiệt Hùng của Thể Công, biệt danh Hùng “đầu to”, ông là cha của libero Nguyễn Anh Tuấn đang khoác áo Thể Công, trước đây ông Hùng là HLV đội CA Vĩnh Phúc và là người nhiều tâm huyết với BC xứ ta.

                                        Nguyễn Mạnh Hùng với biệt danh Hùng “sếu”

 

Trên băng ghế huấn luyện, người ta khó quên hình ảnh ông Nguyễn Ngọc Mạnh, từng dắt dẫn lớp VĐV Than Quảng Ninh tài năng như Trần Yến, Lan Anh, Tô Dung, Bùi Hương …và thày trò Mạnh “hói” giành HCV trên tay Thông tin ngay trên sân đối phương và sau đó kéo nhau đi SEA Games 17…Những năm gần đây, Mạnh “hói” vẫn là thuyền trưởng của một số CLB miền Bắc, để lại hình ảnh đẹp trong lòng người hâm mộ.

Trong những năm 70 của TK 20, các tay đánh Thể Công và THL có nhiều thương hiệu mà nổi bật là Nguyễn Mạnh Hùng - Hùng “sếu”, Trần Văn Thư - Thư “mốc”, ngoài ra THL còn có cặp VĐV cùng tên Thành là Thành “trố” và Thành “chua”.

Phái đẹp cũng chẳng kém cạnh với những biệt danh ngồ ngộ.

               Thu Hương với biệt danh Hương cảnh sát hiện đang huấn luyện đội bóng nữ Hà Nội

 

Chủ công Đào Thị La của Thái Bình sau khi lấy tên Lan, chị đã có biệt danh Lan “tơn”, nay là HLV phó đội bóng quê hương 5 tấn. Thời của chị còn có cặp Hương “cảnh sát” - Hương “mường” của Thông tin chơi rất oách, đều lên tuyển lập nhiều công trạng. Phụ công xinh xắn Hương “mường” có đến 3 chiều xoay cổ tay, y như ông thày Nguyễn Hữu Dông khi xưa còn Hương “cảnh sát” mạnh mẽ quyết liệt, sắn sàng hết mình luôn… Tuy nhiên lứa trên lớp này còn một chủ công khá ấn tượng của đất Mỏ là Nguyễn Thị Nhâm, thể hình cao gầy nên mang biệt danh Nhâm “đũa”, sau này từng là HLV đội BC đất Mỏ. Còn nữa, là các VĐV giỏi là Hà Thu Dậu - Dậu “Gà”, Chu Minh Tám - Tám “béo”, Trần Thị Hương - Hương “băm bổ”, Hạnh “lít” (cùng của BĐHN)…


Lớp đàn em

             Đặng Thị Hồng khôn ngoan khéo léo trong các đường chuyền với biệt danh Hồng chuột

 

                                                     Oanh tạc cơ Ngô Văn Kiều

Cũng không thiếu biệt danh. Đầu tiên phải kể tới chuyền hai Đặng Thị Hồng tức Hồng “chuột”, chị là người hùng của BCVN năm 2001 khi có đóng góp quan trọng trong tấm HCB của BCVN tại SEA Games 21. Tên khá nổi bật do nhà báo Nguyễn Lưu tặng cho Ngô Văn Kiều là “Oanh tạc cơ”, ngay sau khi Kiều cùng đội tuyển nam BCVN hạ Thái Lan 3/0 ở đất Thái, biệt danh này ra đời trên báo Tuổi trẻ. Tiếp theo là Hoa “béo”, Lan “rô”, Thanh “bơ”, Loan “ga”, Hằng “bé”, Huyền “đù”, Hằng “mỗ”, Oanh “cà”, Ngọc “bổi”, rồi Hoà “bớp”, Hoà “trố” (đều của BĐHN), Quang “nhớt”, Đức “Mậu” (đều ở Thể Công), Ngọc “Bi”, Trinh toét (Thông tin), Hạnh “ỉn” ( BĐHN ) cùng nhóm Thanh Hóa như Hằng “Bổng”, Hoa “kều”, Phương “đôn”, Bình “tòng”, Đường “đất”, Nương “ngố” rồi sau đó lại có thêm Hoa “bự” (Long an) và  Phương “hâm” (Thái Bình)…

Cũng có khi tên VĐV được đi kèm cùng với họ để phân biệt khi có cặp trùng tên, chẳng hạn Huệ “Bùi” (Bùi Huệ) hay fan bóng chuyền còn gọi "búa máy" và Huệ “Phạm” (Phạm Kim Huệ). Hiện tại đội Thông tin còn Huyền Đào Thị Huyền-Huyền “còi”, Đỗ Thị Minh-Minh Minh “rùa” hay Phạm Thị Yến “Cụ phèo” là hai biệt danh khá phổ biến ở tuyển.

Những biệt danh vui nhộn ở giới BC còn nhiều, nó làm người ta thêm gắn bó hơn.

                                                                                               Trần Hùng


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều