Tiêu đề của website

Đặng Thị Hồng: Cuộc đời tôi gắn với nghiệp bóng chuyền !

Biệt danh vui “chuột” gắn với Hồng chính là xuất phát từ lối chơi thông minh, với khả năng di chuyển, chọn vị trí “thoát ẩn thoắt hiện” hiệu quả, các pha chuyền bóng cực nhanh, chính xác, cùng những quả bỏ bóng ăn điểm bất ngờ.


Biệt danh vui “chuột” gắn với Hồng chính là xuất phát từ lối chơi thông minh, với khả năng di chuyển, chọn vị trí “thoát ẩn thoắt hiện” hiệu quả, các pha chuyền bóng cực nhanh, chính xác, cùng những quả bỏ bóng ăn điểm bất ngờ.

Gắn bó với trái bóng trọn gần 20 năm, Đặng Thị Hồng nổi lên từ trận bán kết SEA Games 21 “lịch sử” mà từ ghế dự bị khi Việt Nam đang bị dẫn 2-1 và set 4 đang bị Philippines dẫn với tỷ số 24-17. Ấy vậy, khi Đặng Thị Hồng được thay vào sân,  bằng một pha bỏ nhỏ hiểm hóc, tiếp đó là những đường chuyền chiến thuật chuẩn xác đặc biệt khu vực số 3. Từ thế bị động, Việt Nam bất ngờ chuyển qua thế chủ động trong lối chơi đẩy Philippines vào trạng thái rối loạn. Việt Nam leo lên dần san bằng điểm số 24-24, và chiến thắng set đấu ở tỉ số 29-27 trong nghẹt thở. Cũng chính cây chuyền hai số một Việt Nam sau đó tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong ba tấm HCB SEA Games liên tiếp 22, 23, 24 của BC nữ nước nhà.

Đặng Thị Hồng là con gái sinh ra ở làng Tó đất bóng chuyền Đông Anh. ông Đặng Thế Chén, ông nội của Đặng Thị Hồng, chưa bao giờ chơi bóng chuyền chuyên nghiệp nhưng những năm 1950-1960 từng là một tay bóng chuyền phủi nức danh miền Bắc. Bản thân bố của Đặng Thị Hồng cũng là một tay đập khét tiếng khi còn phục vụ trong quân đội. Cuộc đời bất ngờ gắn bó với nghiệp bóng chuyền khi còn là một nữ sinh trung học, năm 1994, tình cờ thấy trên ti vi đưa tin Bưu điện HN tuyển VĐV bóng chuyền, chính mẹ của Hồng đã đưa cô lên HN khám tuyển. Tuổi thơ của Đặng Thị Hồng là một tuổi thơ tràn ngập niềm vui gắn liền với trái bóng. Để có được thành công là cây chuyền hai số 1 Việt Nam, ít ai biết rằng Hồng đã phải ngày ngày đạp xe đạp hàng mấy chục cây cả đi cả về lên Hà Nội tập luyện. Lúc đầu, Hồng tập ở vị trí chủ công, so với chiều cao 1m69 thời đó không phải là quá thấp. Tập được một thời gian, do bộc lộ tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cùng với đó là sự thông minh trong di chuyển, Đặng Thị Hồng được chuyên gia người Trung Quốc bố trí thử tập thử ở vị trí chuyền hai. Sẵn tố chất, cùng với đó là sự nỗ lực, cần cù Đặng Thị Hồng Sớm khẳng định được vị trí trong màu áo ĐTQG cũng như ở CLB.

Sau hơn 40 năm tồn tại, phiên hiệu lừng lẫy một thời của làng bóng chuyền Bưu Điện Hà Nội đã trở thành dĩ vãng khi chính thức giải thể. Đặng Thị Hồng cùng với rất nhiều đồng nghiệp khác đứng trước ngưỡng cửa của hai sự lựa chọn. Một là trở thành nhân viên ngành bưu điện, hai là phải chọn con đường ra đi, tiếp tục tìm bến đỗ mới. Tình yêu bóng chuyền bao năm đã ngấm vào người cô chuyền hai số 6, không đành lòng xa trái bóng chuyền Đặng Thị Hồng quyết định đầu quân cho đội bóng mới.

Năm 2009, khi Cty CP Thể thao văn hóa Dầu khí với hạt nhân là đội bóng chuyền nam được thành lập, Hồng được ban lãnh đạo công ty mời về đầu quân cho đội bóng.

Còn nhớ hồi đó, Hồng đã được lãnh đạo tập đoàn cam kết sau khi giải nghệ, sẽ được bố trí việc làm phù hợp tại công ty, hay các đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí, có trụ sở tại Hà Nội để ở gần gia đình. Không có đội nữ, Hồng được bố trí làm trợ lý, được công ty ký hợp đồng với hai CLB bóng chuyền khác là Vietsovpetro, CLB Dầu khí Thái Bình Dương theo dạng hợp đồng cho mượn.

Dù không còn ở thời đỉnh cao, nhưng trong 4 năm “biệt phái”, Hồng đã thi đấu với tất cả sự nhiệt huyết, cống hiến của mình, giúp Vietsov Petro thăng hạng, trước khi đến dìu dắt lứa trẻ ở CLB Dầu Khí Thái Bình Dương.

Tưởng như có một “bến đáp” đẹp cuối đời VĐV, âu đó cũng là phần thưởng xứng đáng sau gần 20 năm gắn bó với bóng chuyền, nhưng Cty CP thể thao văn hoá Dầu khí và đội bóng chuyền nam giải thể, Hồng cũng bị thanh lý hợp đồng, đẩy "ra đường" không thương tiếc.

Đặng Thị Hồng và HLV Nguyễn Thu Hương tại nhà tập luyện môn bóng chuyền của TTHLTT cấp cao Hà Nội

Đầu năm 2014, sau khi biết thông tin Đặng Thị Hồng vẫn muốn quay lại làm công tác chuyên môn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội lại có chủ trương xây dựng lại bóng chuyền từ đầu, cùng với đó là chính sách coi trọng nhân tài. Lãnh đạo bóng chuyền Hà Nội đã giang tay giúp đỡ khi mời Đặng Thị Hồng về làm công tác huấn luyện cho tuyến năng khiếu. Với Đặng Thị Hồng còn gì hạnh phúc hơn khi cả cuộc đời cô được gắn trọn niềm đam mê với trái bóng chuyền, hy vọng được thắp lên ở tuổi 34 và Đặng Thị Hồng đã đến với một vai trò mới. Cả cuộc đời của Đặng Thị Hồng gắn với niềm đam mê, dù có những khó khăn nhưng cô vẫn luôn tin rằng: "Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”

Hưng Hà

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều