Tiêu đề của website

Trình độ Anh ngữ: Nỗi ám ảnh của bóng chuyền Việt Nam.

Mới đây, ngày 23/02/2015 tại Bangkok, Thái Lan, - Ủy ban Trọng tài AVC đã có cuộc họp kêu gọi các trọng tài châu Á phải cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nhằm đáp ứng được các tiêu chí theo tiêu chuẩn của trọng tài quốc tế.


Mới đây, ngày 23/02/2015 tại Bangkok, Thái Lan, - Ủy ban Trọng tài AVC đã có cuộc họp kêu gọi các trọng tài châu Á phải cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nhằm đáp ứng được các tiêu chí theo tiêu chuẩn của trọng tài quốc tế.

Một trong những chủ đề chính được đưa ra trong cuộc họp diễn ra trong 02 ngày là các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nghèo nàn của các trọng tài châu Á.

Theo phát biểu của ông Shanrit trong cuộc họp thì trong năm 2015, FIVB đã tiến hành thay đổi và áp dụng khá nhiều các quy định mới trong thi đấu. Do đó các thành viên của AVC phải nhận ra các quy định mới mà FIVB đã áp dụng. Đồng thời phải có sự chuẩn bị và thích nghi với những thay đổi và FIVB áp dụng trong và ngoài thi đấu.

Ông Shanrit Wongprasert ngồi ở giữa, và Chủ tịch Ủy ban Trọng tài châu Á - ông Songsak Chareonpong ngồi thứ hai từ bên trái trong cuộc họp.

"Theo các quy định mới được FIVB đưa ra và tiến hành áp dụng từ  ngày 01/01/2015, thì bất kỳ ai muốn trở thành một Trọng tài quốc tế thì đều phải vượt qua tất cả các khóa học và các bài kiểm tra do FIVB quy định. "

"Cho đến nay, Ban Trọng Tài của FIVB đã chia các trọng tài quốc tế thành ba nhóm từ A đến C và phân loại các trọng tài này theo năng lực của họ. Các trọng tài được ghi nhận ở nhóm A có thể điều hành các giải đấu lớn như Olympic, World Grand Prix (Finals), World Cup và World League (vòng chung kết), với trọng tài ở nhóm B được đánh giá là có thể điều hành các giải đấu trong khuôn khổ AVC và cuối cùng là nhóm C chỉ đủ khả năng điều khiển các giải trẻ. Tuy nhiên, một trong các nguyên nhân khiến các trọng tài của châu Á khi chúng tôi đưa lên bị FIVB đẩy từ nhóm A xuống nhóm B chính là do kỹ năng giao tiếp nghèo nàn của họ. Đó là lý do vì sao chúng ta phải nâng cấp trình độ tiếng Anh cho các trọng tài châu Á.” Ông Songsak Chareonpong phát biểu.

Hữu Hà và các đồng đội đang tích cực nâng cao năng lực tiếng Anh.

Quay trở lại với bóng chuyền Việt Nam, một thực trạng tồn tại lâu nay chính kỹ năng tiếng Anh không chỉ điểm yếu của các cầu thủ Việt Nam khi ra đấu trường quốc tế. Mà nó còn là nỗi ám ảnh của rất nhiều HLV, quan chức trong bộ máy Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam. Bất lợi về ngoại ngữ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự học, tiếp thu những kỹ thuật mới của HLV, VĐV bóng chuyền Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ số khi xảy ra tranh cãi trong các trận đấu quốc tế. Quan trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ, khả năng ngoại giao với các nền bóng chuyền châu lục và thế giới.

Một câu chuyện tưởng thật mà như đùa, khi đa số ủy viên Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam không hề có một chút ít kiến thức gì về tiếng Anh. Thậm chí một số quan chức đứng đầu của VFV cũng chỉ biết “hello” và “thank you”. Tuy nhiên, trong những mặt tiêu cực cũng tồn tại những mặt tích cực, khi bóng chuyền Việt Nam vẫn còn xuất hiện những nhân vật có tầm cỡ khi có đủ trình độ ngoại ngữ và chuyên môn, người có đủ khả năng điều hành và tham dự các giải đấu lớn của thế giới như trọng tài Nguyễn Văn Hùng hay trưởng ban chuyên môn Nguyễn Bá Nghị...

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều