Tiêu đề của website

Sợ làm Chủ tịch VFV

Khi Chủ tịch đương nhiệm của LĐBC Việt Nam, ông Lê Minh Hồng tuyên bố sẽ chia tay sau nhiệm kỳ 5, rất nhiều lần giới chức bóng chuyền đã ngỏ lời mời ông tiếp tục, đồng thời thuyết phục các doanh nhân có uy tín ngồi vào “ghế nóng”, nhưng đều thất bạị.


Khi Chủ tịch đương nhiệm của LĐBC Việt Nam, ông Lê Minh Hồng tuyên bố sẽ chia tay sau nhiệm kỳ 5, rất nhiều lần giới chức bóng chuyền đã ngỏ lời mời ông tiếp tục, đồng thời thuyết phục các doanh nhân có uy tín ngồi vào “ghế nóng”, nhưng đều thất bạị.

Doanh nhân yêu bóng chuyền Lê Quốc Phong (phải) luôn có hướng đi riêng cho CLB VTV Bình Điền Long An của mình. Ảnh: Dũng Phương.

Nhắc lại câu chuyện liên tục từ chối dù được mời đến 3 lần ngồi vào ghế Chủ tịch của VFV, ông Lê Quốc Phong - Tổng Giám đốc Công ty CP phân bón Bình Điền - bảo rằng vì ông quá bận bịu, và cũng vì ông thích đóng góp cho phong trào bóng chuyền Việt Nam theo cách của mình, tức là đầu tư đến nơi đến chốn để CLB VTV Bình Điền Long An trở thành một hình mẫu đáng học hỏi. Bằng chứng là đến hiện tại, các “chân dài” của ông Phong cùng với Thông tin LVPB và Ngân hàng Công thương được xem như chuẩn mực về công tác đào tạo trẻ cũng như gặt hái thành tích ở sân chơi VĐQG.

Song, đằng sau lời từ chối của ông Phong, những người am tường đều hiểu đấy là cách thoái thác khéo, nhất là khi sau nhiều năm đầu tư cho bóng chuyền, vị doanh nhân này không muốn rơi vào hoàn cảnh bị cấp dưới qua mặt nếu ngồi vào ghế Chủ tịch VFV. “Hãy để tôi thể hiện tình yêu với bóng chuyền thông qua đội bóng của mình. Thước đo cho sự phát triển của một nền bóng chuyền chắc chắn phải dựa vào sự lớn mạnh của các đội bóng, của cuộc chơi chung và mang tính đoàn kết, xây dựng và nên được xã hội toàn diện,” ông Phong nhấn mạnh.

Ông Phong từ chối, nhiều người sau ông được mời cũng từ chối, kể cả một quan chức của Ngân hàng Liên Việt năm ngoái từng được nhận định là “đã đồng ý làm Chủ tịch VFV nhiệm kỳ 6” rốt cuộc cũng lắc đầu. Chẳng ai dại, nói như một chuyên gia trong làng bóng chuyền, dính vào những uẩn khúc và rắc rối không có điểm dừng mà nội bộ VFV tạo ra trong vòng vài năm trở lại đây.

Giới quan sát đều thấy ngay cả những nhà chuyên môn có uy tín, giỏi nghề còn bị cô lập đến mức không thể phát huy được khả năng để giúp cho bóng chuyền nước nhà vươn lên, thì người ngoài bước vào có khi sẽ khiến mọi chuyện rắc rối hơn nữa. Thà cứ đóng góp cho bóng chuyền theo cách mà ông Phong đang làm, sẽ êm thấm và còn được tôn trọng thực sự.

Chính vì hội chứng… sợ làm Chủ tịch VFV, nên sau nhiều lần vận động, tổ chức xã hội nghề nghiệp này vẫn không tìm được “minh chủ”, đến mức ông Tổng thư ký phải tự ra ứng cử ghế Chủ tịch, trong khi chính ông còn bận với trăm công, ngàn việc ở Tổng cục TDTT. Đấy là chưa kể việc đề cử vị trí Tổng thư ký nực cười đến mức giới làm nghề chỉ biết nhìn nhau mà thở than. Người trong cuộc thực ra không lấy làm bất ngờ trước kiểu làm “đóng cửa tự quyết” của nhà điều hành VFV, nên phải thờ ơ và không muốn tham gia đóng góp ý kiến nhiệt tình như trước kia nữa…


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều