Tiêu đề của website

Nhìn lại Giải bóng chuyền trẻ cúp các CLB năm 2014: Còn nhiều điều sau tấm huy chương.

Nam Biên Phòng và nữ Hải Dương chính là điều thú vị của giải đấu năm nay, sau màn trình diễn ấn tượng và lên ngôi một cách ngoạn mục. Điều đó cũng giúp sân chơi bóng chuyền trẻ không bị nhàm chán mà khép lại với dư vị ngọt ngào.


Nam Biên Phòng và nữ Hải Dương chính là điều thú vị của giải đấu năm nay, sau màn trình diễn ấn tượng và lên ngôi một cách ngoạn mục. Điều đó cũng giúp sân chơi bóng chuyền trẻ không bị nhàm chán mà khép lại với dư vị ngọt ngào.

Giải đấu này ghi nhận sự tiến bộ của các vận động viên (VĐV) trẻ như: Lê Thị Hồng, Lưu Thị Huệ, Đoàn Thị Xuân, Lê Thị Bích Hằng, H’mia Eban, Nguyễn Thị Trinh, Dương Thị Hên, Kim Thoa, Kim Thanh, Thanh Diệu, Đặng Thị Thoan, Đào Thị Ngọc Mỹ, Thanh Vân, Đức Hạnh, Tiến Nhất, Minh Á, Xuân Dũng, Quang Đoàn, Quốc Đoàn, Thanh Sang, Văn Nghĩa…

Khác biệt về đẳng cấp

Bóng chuyền Việt Nam đã quá quen thuộc với "thế hệ vàng” như Diệu Châu, Bùi Huệ, Kim Huệ, Phạm Yến, Hà Hoa, Hữu Hà, Văn Kiều, Minh Dũng… Nhưng, những gương mặt này cũng đã và đang dần bước qua sườn dốc của sự nghiệp. Bởi vậy việc trẻ hóa là việc vô cùng cần thiết không chỉ đối với ĐTQG mà ngay cả ở CLB.

Việc thành công tại các giải đấu trẻ là tín hiệu đáng mừng. Nhưng mới chỉ có chút ít thành tích mà một số nhà quản lý bóng chuyền đã vui mừng thì e rằng hơi sớm. Bởi ai cũng biết rằng đẳng cấp tại các giải đấu trẻ và sân chơi chuyên nghiệp là hoàn toàn khác biệt. Việc chơi tốt ở cấp độ trẻ, không đồng nghĩa sẽ chơi tốt tại sàn đấu chuyên nghiệp. Bởi vậy việc phát hiện tài năng đã khó, công việc việc gìn giữ và phát triển tài năng lại càng khó khăn hơn.

Khác biệt về lối chơi

Việc Rudico Hải Dương vô địch là một điều hoàn toàn đáng mừng. Nhưng thành công của Hải Dương vẫn được đánh giá cao về yếu tố tinh thần và sự xuất sắc của chủ công Lê Thị Hồng. Lối chơi của Hải Dương không sắc, các tình huống trong sân phần nhiều vẫn thể hiện yếu tố tự do. Tuy chỉ giành vị trí thứ 2 và thứ 3, nhưng lối chơi của VTV BĐLA và Thông Tin LVPB vẫn được đánh giá cao bởi tính kỷ luật và cơ động trong việc di chuyển, sự phối hợp giữa các thành viên trong đội bóng. Các miếng đánh chiến thuật như chồng, lao len, di chuyển một chân sau đầu… được thực hiện khá nhiều và hiệu quả. Các đội bóng nam như Biên Phòng hay Khánh Hòa cũng thể hiện tốt điều này. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy bức tranh của bóng chuyền Việt Nam đang thiếu sự định hướng về lối chơi. Bởi vậy, mới xảy ra tình trạng, mạnh ai người ấy làm.

Bóng chuyền Việt Nam đang sử dụng lối chơi tự do.

Văn hóa trên sân bóng

Đã từ rất lâu, bóng chuyền nữ Bộ tư lệnh Thông Tin là một hình ảnh đẹp đi sâu vào tâm trí người hâm mộ. Nhưng gần đây, những chuyện lùm xum về nội bộ đội bóng này khiến không ít người đã phải bàng hoàng. Và mới đây, trong trận bán kết khi đối đầu với Hải Dương. Với việc không thể ăn tươi, nuốt sống Hải Dương lại luôn coi mình ở chiếu trên, từ thái độ, hành động trên sân, cách ăn nói thiếu văn hóa của một số cầu thủ trẻ đã khiến không ít khán giả phải tiếp tục sốc. Thậm chí HLV trưởng của Hải Dương đã bất bình ra mặt, đội trưởng Lê Thị Hồng vì không chịu nổi trong trận đấu đã phải liên tục khiếu nại với trọng tài chính. Rất nhiều HLV ngồi xem trên khán đài cũng phải lắc đầu ngao ngán và tự hỏi liệu đây còn phải là Bộ tư lệnh Thông Tin ?

Cách huấn luyện lỗi thời

Nỗi thất vọng lớn nhất ở giải đấu này chính là cách dung binh của HLV tuyển trẻ Quốc gia - ông Nguyễn Mạnh Hùng. Dù được kỳ vọng khi có trong tay rất nhiều tinh binh như: Đinh Thị Thúy, Lê Thanh Thúy, Lưu Thị Huệ, Đoàn Thị Xuân… nhưng cuối cùng NHCT chỉ xếp thứ 4. NHCT lại thể hiện những yếu điểm vô cùng chết người từ cách đây chục năm như: thể lực, hệ thống di chuyển phán đoán chuyền 1 cho đến phòng thủ, phát bóng... Hơn nữa, khả năng chỉ đạo của ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng để lại nhiều bức xúc cho khán giả hâm mộ đặc biệt trong trận đấu tranh hạng 3.

Với cách huấn luyện lỗi thời của ông Nguyễn Mạnh Hùng hay Trần Văn Thư, khiến nhiều người cảm thấy, đã đến lúc nên nhường sân chơi này cho những HLV giàu tâm huyết hay những HLV trẻ ham học hỏi.

Gà nhà hại nhau ?

Thông Tin Liên Việt Postbank vẫn đội hình này đúng năm trước, duy chỉ thay Bùi Thị Ngà bằng Bùi Tú Uyên đã giành chức vô địch một cách hoàn toàn thuyết phục.

Điều đáng nói, là người cầm quân lần này lại là lính mới - HLV Bùi Huy Sơn, người được giới chuyên môn và nội bộ CLB này đánh giá là sẽ thay thế ông Phạm Văn Long trong nay mai.

Kế hoạch ôm trọn tất cả các cúp vô địch của Thông Tin đã gần như thành hiện thực, nếu đội bóng này đi Thái Lan tập huấn chỉ cần chậm 2 ngày, qua đó tăng cường Bùi Thị Ngà thì có lẽ đội bóng áo lĩnh đã có thêm một chức vô địch. Nhìn lại những sự việc xảy ra trước đây, khi HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cũng ở vị trí như Bùi Huy Sơn bây giờ. Rất nhiều lần, vị HLV này nắm đội trẻ tham dự các đấu ở khu vực và châu lục đều không có Bùi Thị Ngà, mặc cho ông chính là người đào tạo kỹ thuật cơ bản của VĐV này. Bởi rất nhiều các lý do rất vô duyên như Bùi Thị Ngà bận tập trung và thi đấu cùng đội lớn mặc dù lúc đó cô chỉ đóng vai trò dự bị cho Phạm Thu Trang và Phạm Kim Huệ. Ấy vậy, mà giải Quân đội mở rộng cách đây ít lâu, dù chắc chắn giành chức vô địch nhưng vừa đáp xuống sân bay sau Cúp bóng chuyền Vô địch châu Á 2014, Bùi Thị Ngà và Đỗ Thị Minh lại phải tức tốc bay vào Bình Dương hỗ trợ HLV Phạm Thanh Hà – trợ lý của ông Phạm Văn Long đấu trận chung kết, trong khi đó Phạm Thu Trang lại không được đăng ký vì lí do sức khỏe và nên nhường cơ hội cho các VĐV trẻ.

Kế hoạch lấy trọn cúp của Thông Tin LVPB trong cả một năm giờ đã bị phá sản, sau việc cầm quân của ông Bùi Huy Sơn tại giải chuyền trẻ cúp các CLB năm 2014. Không vô địch với Thông Tin là thất bại, nói gì đến HCĐ. Người trong giới chỉ biết lắc đầu bảo nhau rằng, hình như Bùi Huy Sơn đang đi đúng bước chân của Nguyễn Tuấn Kiệt. 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều