Tiêu đề của website

Khi VĐV bóng chuyền tập trung đội tuyển bị “đem con bỏ chợ”.

Mặc dù đội bóng chuyền u19 trẻ Quốc gia đã giải tán. Nhưng câu chuyện về vấn đề chế độ tiền ăn, tiền công của các VĐV thực sự gây xôn xao, đúng hơn là sự bức xúc trong thời gian gần đây.


Mặc dù đội bóng chuyền u19 trẻ Quốc gia đã giải tán. Nhưng câu chuyện về vấn đề chế độ tiền ăn, tiền công của các VĐV thực sự gây xôn xao, đúng hơn là sự bức xúc trong thời gian gần đây. Mang tiếng là VĐV tập trung đội tuyển Quốc gia nhưng 16 ngày phải bỏ tiền ra tự ăn, không có chế độ thì quả là một điều không tưởng.

Theo đúng như lịch tập trung gửi về các đơn vị chủ quản, đội tuyển bóng chuyền nữ u19 được tập trung đến hết ngày 23/8/2014. Tuy nhiên, sau khi kết thúc giải bóng chuyền trẻ Đông Nam Á 2014, ngày 7/8/2014 các VĐV đội tuyển trẻ đã được các HLV cho giải tán về địa phương. Cũng theo quy định của nhà nước, VĐV tập trung đội tuyển Quốc gia chỉ được hưởng 1 chế độ. Có nghĩa là, nếu nhận chế độ tiền ăn, công tập theo ĐTQG thì sẽ bị cắt chế độ ở đơn vị chủ quản và ngược lại.

Các đơn vị chủ quản liệu còn yên tâm gửi gắm khi cho VĐV lên tuyển ?

Theo lịch tập trung kể trên, tất cả các VĐV tập trung đội tuyển u19 đã bị cắt chế độ ở đơn vị chủ quản đến hết ngày 23/8 theo đúng như lịch tập trung thông báo. Tuy nhiên, theo lời ban huấn luyện (BHL) trả lời VĐV: "Phía Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia I chỉ có chế độ đến ngày 7/8", đồng nghĩa với việc 16 ngày VĐV đã không được hưởng bất cứ một chế độ nào, ngay cả nhu cầu tối thiểu là được ăn.

Khi chúng tôi có cuộc liên lạc với ông Bùi Đình Lợi, trưởng bộ môn bóng chuyền nữ Hà Nội cho biết: “Hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ giấy tờ từ phía đội tuyển là cho giải tán từ ngày 7/8. Nên dù biết là thiệt thòi cho cháu Trịnh Thị Khánh, nhưng chúng tôi buộc phải làm đúng theo quy định văn bản, giấy tờ ghi trước đó là ngày 23/8. Tức là từ ngày 7/8 đến 23/8 cháu Khánh không có chế độ ở đơn vị Hà Nội. Tuy nhiên, dù đã qua một thời gian khá lâu, nhưng phía Hà Nội vẫn mong chờ có một quyết định từ phía Liên đoàn BCVN được gửi về CLB để đảm bảo quyền lợi cho cháu Khánh.”

Lỗi do ai ?

Về phía Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 1, tất nhiên theo quy định là VĐV được hưởng chế độ đến ngày 23/8. Tuy nhiên, dù thi đấu xong nhưng HLV, VĐV phải có mặt tiếp tục tập luyện tại trung tâm, hoặc phía BHL phải có những báo cáo cụ thể về vấn đề nghỉ điều chỉnh, họp đội, dã ngoại… như vậy Trung tâm mới căn cứ vào báo cáo đó để làm thủ tục thanh toán. Nếu phía BHL không làm đúng theo quy định, thì phía Trung tâm không thanh toán, âu cũng có cái lý của nó.

Vấn đề quyền lợi của VĐV lên tập trung đội tuyển rõ ràng phải được hưởng mà hóa thành không, cụ thể trách nhiệm ở đây phải thuộc về ban huấn luyện đội tuyển u19. Vậy ở đây BHL được đánh giá là thiếu trách nhiệm, hay là do sự hạn chế về trình độ nên ngay cả những việc cơ bản cũng không làm nổi, hay có một lý do nào khác ? Điều này có lẽ chỉ BHL và Trung tâm HLTTQG 1 biết rõ. Vấn đề thứ hai, trong 16 ngày đó nếu như VĐV bị cắt chế độ, HLV có bị cắt chế độ không ? BHL ở đâu ? đã làm gì ? cũng cần phải được xem xét cụ thể. Ngoài việc bị cắt chế độ, một số VĐV như Nguyễn Thị Trinh của Đắk Lắk cũng không được thanh toán tiền vé tàu, xe khi được trả về CLB theo quy định.

Thiết nghĩ, để một ban huấn luyện không có chuyên môn, không có trách nhiệm như trên là lỗi thượng tầng thuộc về ông TTK Trần Đức Phấn hay do ban chuyên môn không có mắt nhìn người. Bởi để bóng chuyền Việt Nam đã bết bát về chuyên môn, những việc nhỏ nhặt lo lắng đời sống, quyền lợi cho VĐV cũng làm không nổi, thì liệu còn CLB nào dám yên tâm gửi gắm VĐV của mình lên tuyển ?

 

HƯNG HÀ


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều