Tiêu đề của website

HLV bóng chuyền và câu chuyện bằng cấp.

Một trong những nguyên nhân chính bóng chuyền Việt Nam không thể phát triển là do trình độ kiến thức của HLV Việt Nam thường không cao. 


Một trong những nguyên nhân chính bóng chuyền Việt Nam không thể phát triển là do trình độ kiến thức của HLV Việt Nam thường không cao. Các HLV Việt Nam chủ yếu huấn luyện theo những kinh nghiệm bản thân được tích lũy qua nghiệp cầu thủ của chính họ. Rất ít HLV bóng chuyền Việt Nam có trình độ sư phạm, bởi vậy việc quát mắng, xúc phạm nặng nề VĐV hay vấn đề bạo hành không phải là hiếm.

Mặc dù kiểm tra là phát hiện có người sử dụng bằng giả, nhưng rất ít cơ quan chủ động phối hợp cùng ngành giáo dục kiểm tra bằng cấp cán bộ, HLV của đơn vị mình. Do vậy, thị trường bằng giả, hay nạn học giả - bằng thật vẫn nhộn nhịp.

Muốn củng cố địa vị trong cơ quan, phải đạt chuẩn hay trên chuẩn. Muốn xin việc, thì bằng cấp là cái vé để có thể bước vào ngưỡng cửa cơ quan hay công ty. Công nhân viên nhà nước hưởng lương căn cứ vào bằng cấp. Bằng đại học dĩ nhiên hưởng lương cao hơn bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên môn. Từ đó, giá trị con người cũng được phân định qua bằng cấp. Do vậy bằng cấp đã trở thành động cơ học tập.

Điều đó sẽ tốt đẹp biết bao nếu mọi người thi nhau học tập, chiếm lĩnh tri thức làm giàu vốn sống để có đủ trình độ làm việc, phục vụ xã hội sau này và được xác định trình độ học vấn thông qua bằng cấp. Tiếc rằng đã có hiện tượng chạy theo bằng cấp bằng mọi giá. Trường hợp của HLV Phạm Thanh Hà là ví dụ rõ nét nhất. Có bằng đại học tại chức TDTT Từ Sơn từ 1999(?), nhưng đến năm 2003, sau khi vấn đề bằng cấp bị thắt chặt và thanh tra, HLV này mới dự thi bổ túc văn hóa... Bởi vậy, hệ quả có thể nhìn thấy rõ ở đây là dù sắp kết thúc nghiệp HLV nhưng vì không coi trọng lý luận ứng dụng vào công tác huấn luyện, HLV này vẫn không có trong tay nổi một đệ tử theo đúng nghĩa. 

HLV Phạm Thanh Hà có bằng đại học tại chức trước khi có bằng bổ túc văn hóa. Ảnh dự thi do cơ quan liên quan cung cấp.

Bằng cấp tự nó không có lỗi. Lỗi ở người muốn có nó mà không chịu học. Lỗi ở một số người vì lợi ích cá nhân đã tiếp tay cho những kẻ chạy theo bằng cấp bằng mọi giá được toại nguyện. Bởi vậy, trong làng bóng chuyền vẫn có câu chuyện vui về ông tiến sĩ nhưng đến câu tiếng Anh bẻ đôi cũng không rành. Có thể đánh giá bằng cấp là động cơ học tập, nhưng ở đây là học thật, thi thật và dạy thật, nâng cao giá trị thật của bằng cấp bằng học tập.

HLV chuyên nghiệp phải học những gì?

Bóng chuyền chuyên nghiệp liên quan chặt chẽ đến các vấn đề ngoài sàn đấu như tài chính, y học... Thế nên, HLV tham dự các khóa đào tạo ở đẳng cấp cao được trang bị kiến thức cơ bản về chấn thương thể thao, quản lý kinh tế, tâm lý học, dinh dưỡng, ngoài các lĩnh vực chuyên môn như cách tổ chức tập luyện hoặc phương pháp nghiên cứu chiến thuật qua video...

HLV nhà nghề đương nhiên phải có khả năng truyền đạt sao cho cầu thủ trẻ biết cách tránh né chấn thương. HLV nhà nghề cũng phải biết các phương pháp sơ cấp cứu căn bản, cách đánh giá mức độ chấn thương hoặc cách xử lý thích hợp đối với các cầu thủ đang trong tình trạng chưa hoàn toàn bình phục.

Chẳng qua, tất cả đều xuất phát từ thực tế của bóng chuyền chuyên nghiệp. Đã có những rắc rối thật sự khi cầu thủ chưa thật sự bình phục bị HLV bắt buộc ra sân, từ đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cũng có những lúc người ta phải đặt vấn đề trách nhiệm đối với các HLV chuyển nhượng hoặc chi lương vô tội vạ, đẩy đội bóng đến tình trạng phá sản.

Bởi vậy, bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng thiết nghĩ để nâng cao trình độ huấn luyện, bản thân chính các HLV phải nhận thức được vấn đề tự đổi mới và không ngừng học hỏi.

 

THẾ NAM

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều