Tiêu đề của website

Đi tìm một chỗ dựa: Bài toán khó giải.

Tìm kiếm tài trợ cho các môn thể thao luôn là bài toán khó giải, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội. Đơn giản vì tiền tài trợ vào một đội bóng sẽ phải gấp nhiều lần nếu chỉ tài trợ cho 1 VĐV. Không có nhà tài trợ, một doanh nghiệp đỡ đầu, làm Mạnh Thường Quân thì mọi đội bóng đều sẽ cực kỳ lao đao, thậm chí bị giải tán. Nhiều đội bóng chuyền lâu nay vẫn nghĩ rằng cứ cố gắng lên hạng rồi có thành tích  rồi đây đội bóng sẽ được “đổi đời” và chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp tình nguyện nhảy vào làm nhà tài trợ cho đội bóng.


Tìm kiếm tài trợ cho các môn thể thao luôn là bài toán khó giải, đặc biệt là các môn thể thao đồng đội. Đơn giản vì tiền tài trợ vào một đội bóng sẽ phải gấp nhiều lần nếu chỉ tài trợ cho 1 VĐV. Không có nhà tài trợ, một doanh nghiệp đỡ đầu, làm Mạnh Thường Quân thì mọi đội bóng đều sẽ cực kỳ lao đao, thậm chí bị giải tán. Nhiều đội bóng chuyền lâu nay vẫn nghĩ rằng cứ cố gắng lên hạng rồi có thành tích  rồi đây đội bóng sẽ được “đổi đời” và chắc chắn sẽ có những doanh nghiệp tình nguyện nhảy vào làm nhà tài trợ cho đội bóng.

Thế nhưng câu chuyện “hữu xạ tự nhiên hương” có còn đúng với bóng chuyền Việt Nam ở thời điểm hiện tại?

Với bóng chuyền nam Long An đã 4 năm kể từ khi doanh nghiệp Hoàng Long cắt đứt mối lương duyên với đội bóng. Dù luôn là một đội bóng mạnh hàng đầu Việt Nam nhưng đến nay các chàng trai miền Tây vẫn phải sống mòn với đồng lương hơn 2 triệu đồng/ tháng. Câu chuyện này cũng tương tự với các chàng trai láng giềng Vĩnh Long hiện đang là nhà vô địch của Đại hội TDTT Toàn quốc.

Mới đây, giới mộ điệu bóng chuyền lại tiếp tục xôn xao đến 2016 nhiều đội bóng chuyền quân đội sẽ phải giải tán hàng loạt với chủ trương thu hẹp đầu tư cho bóng chuyền Quân đội của Bộ quốc phòng, các CLB phải vận động tài trợ để theo đúng hướng xã hội hóa hoàn toàn.

PKKQ nhiều khả năng sẽ phải giải tán bởi thành tích bết bát liên tục trong nhiều năm qua.

Đoàn trưởng Đinh Văn Huy của đoàn Biên Phòng cho biết: “Đây mới là dự kiến của Bộ quốc phòng, quyết định chính thức còn chờ sự phản hồi ngược từ phía các đội bóng. Về phía đoàn Biên Phòng nếu quy định của Bộ quốc phòng được triển khai, chúng tôi có thể sẽ trả đội wushu và điền kinh về đoàn thể thao quân đội. Riêng với bóng chuyền, chúng tôi sẽ quyết tâm giữ đội. Bởi với những thành tích đạt được trong thời gian qua, bóng chuyền Biên Phòng còn là thương hiệu, niềm tự hào của tất cả các đồn Biên Phòng, người hâm mộ trên cả nước.”

Với các đội bóng có thành tích kém hơn như Quân Đoàn 4, Quân Khu 5, Quân Khu 9, cũng đã bàn đến phương án thành lập CLB Quân đội 2 để tập trung mọi nguồn lực từ các đội kể trên ở phía Nam và trực thuộc quyền quản lý của Trung tâm TDTT Quốc phòng 2 (đặt tại Quân khu 7, TPHCM), nhưng mọi quyết định còn phải chờ cấp trên xem xét.

Với bóng chuyền nữ PKKQ theo thông tin nội bộ nhiều khả năng sẽ phải giải tán bởi những thành tích bết bát trong thời gian qua. Đoàn này nhiều khả năng chỉ xin giữ lại bóng rổ làm môn thể thao nòng cốt khi đang có thành tích.

Với việc giải thể, sát nhập âu cũng là xu thế tất yếu của bóng chuyền đi lên chuyên nghiệp. Tuy nhiên muốn xã hội hóa thể thao mà thành tích và sự tổ chức của bộ máy dẫn dắt bóng chuyền Việt Nam (VFV) không theo kịp để đáp ứng với nền kinh tế và đòi hỏi tất yếu của nền bóng chuyền hiện đại thì chắc chắn sẽ không có nhà đầu tư nào dám đến với bóng chuyền, hoặc đến rồi cũng sớm muộn sẽ bỏ chạy. Bởi ai cũng hiểu rằng, đầu tư bóng chuyền không chỉ là đam mê mà nó còn đi kèm với lợi ích từ hai phía, khi mà nhà đầu tư cần kinh doanh trên thương hiệu bóng chuyền.

Việc các đội bóng quân đội buộc phải xã hội hóa thể thao với cơ chế hiện nay, một mặt nhà tài trợ đòi hỏi phía CLB phải có thành tích, mặt khác phải đảm bảo cả việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cách làm của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam như hiện nay, nhiều người cho rằng nó chính là chất xúc tác không nhỏ, giúp rất nhiều đội bóng sớm tìm thấy kết cục bi thảm của mình.


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều