Tiêu đề của website

Chân dài phận bạc

Bóng chuyền nữ được xếp ngôi hậu với sức thu hút có thể nói chỉ sau bóng đá nam. So với cầu thủ bóng đá nữ, các cô gái chân dài bóng chuyền luôn được nhắc nhớ đến nhiều hơn. Những Phạm Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Đặng Thị Hồng, Phạm Thị Yến hay Đinh Thị Trà Giang… đều là các mục tiêu có sức hút với người hâm mộ lẫn các đội bóng. Vậy mà thời gian gần đây, chân dài cũng không thoát cảnh nghiệt ngã của thể thao chuyên nghiệp trong quá trình xã hội hóa. CLB giải thể, bị hắt hủi, bệnh tật hay chán nản bỏ nghề… đều ít nhiều khiến bóng chuyền nữ Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng.


Bóng chuyền nữ được xếp ngôi hậu với sức thu hút có thể nói chỉ sau bóng đá nam. So với cầu thủ bóng đá nữ, các cô gái chân dài bóng chuyền luôn được nhắc nhớ đến nhiều hơn. Những Phạm Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Đặng Thị Hồng, Phạm Thị Yến hay Đinh Thị Trà Giang… đều là các mục tiêu có sức hút với người hâm mộ lẫn các đội bóng. Vậy mà thời gian gần đây, chân dài cũng không thoát cảnh nghiệt ngã của thể thao chuyên nghiệp trong quá trình xã hội hóa. CLB giải thể, bị hắt hủi, bệnh tật hay chán nản bỏ nghề… đều ít nhiều khiến bóng chuyền nữ Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Vụ CLB Vietsovpetro giải thể là dấu chấm hết cho các đội bóng ngành dầu khí một thời lừng lẫy và cũng đẩy các cô gái chân dài cuối cùng này vào cảnh bơ vơ. Chỉ vài năm trước đây thôi, thể thao ngành dầu khí thật hùng hậu với các CLB bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, bóng bàn…

Với tiềm lực tài chính mạnh, họ đã quy tụ về rất nhiều ngôi sao, làm trụ cột cho đội bóng. Thành tích cũng từ đó ngày càng nhiều. Với các cô gái chân dài, chỉ thiếu mỗi chức vô địch quốc gia là chưa có, còn lại họ đã gần như đạt được các giải thưởng khác.

Nhưng trong lúc không ai ngờ tới ấy, Công ty CP Văn hóa thể thao dầu khí giải thể, các CLB cũng lần lượt chịu cảnh tương tự. Lý do mà lãnh đạo tập đoàn đưa ra là do chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp, họ không còn đủ sức để… chơi ngoài ngành nữa!

Không chỉ “phận bạc” ở đấu trường khu vực khi mãi chỉ xếp vị trí thứ hai sau Thái Lan, số phận của từng cô gái bóng chuyền cũng không khác mấy. Khi CLB Vietsovpetro giải thể, người ta mới biết sự thật đời sống của các chân dài bị nợ lương nhiều tháng, ăn mì gói thay cơm rồi không biết ngày mai ra sao.

Riêng với Đặng Thị Hồng, cây chuyền hai số một Việt Nam, từng giúp tuyển nữ Việt Nam đoạt HCB SEA Games đầu tiên năm 2001 mới thật nghiệt ngã. Đang ở phong độ đỉnh cao, cô được trải thảm đỏ mời về thi đấu dưới màu áo dầu khí cùng hàng loạt điều kiện ưu đãi và bố trí việc làm khi không còn thi đấu.

Cứ nghĩ đó là nơi gắn bó trước khi giải nghệ, cô đã cống hiến hết mình, chấp nhận biệt phái thi đấu nhiều nơi. Vậy mà không lâu sau khi ký bản hợp đồng với những điều khoản “có cánh”, cô bị thanh lý khi đang mang thai 5 tháng. Lý do không phải từ chuyên môn mà vì… các ông chủ không còn thích chơi với bóng chuyền nữa!

Nhìn những Kim Huệ, Ngọc Hoa, Phạm Thị Yến đang thi đấu ở cúp bóng chuyền quốc tế VTV, nhiều người không khỏi đặt câu hỏi không biết ngày mai họ có rơi vào cảnh như đồng nghiệp Đặng Thị Hồng từng gắn bó suốt nhiều năm trong đội tuyển quốc gia hay không?

Đầu tư cho một CLB bóng đá đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn và nhọc công hơn nhiều, vậy mà cũng có khối ông bầu bắt tay làm vài năm rồi bỏ chạy. Chuyện “tài đình” vậy mà họ làm được nên các ông bầu bóng chuyền cũng quyết… noi theo. Lập đội bóng rồi giải thể mà không cần biết đến thân phận VĐV ra sao là cách hành xử quá đơn giản trong mô hình xã hội hóa. Chính vậy mà các cô gái chân dài không khỏi rơi vào cảnh phận bạc.

 

Phương Nam - Sài Gòn Giải Phóng 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều