Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: Hiểm họa khó lường

Làng bóng chuyền Việt Nam giờ đây chẳng có gì vững chắc cả. Bất kỳ đội bóng nào cũng có nguy cơ giải thể, không vì chuyện nội bộ thì cũng vì khó khăn kinh tế. Có lẽ, ngoại trừ những cái tên đã định danh như Bình Điền Long An, Bộ Tư lệnh Thông tin, Thái Bình (nữ), Thể Công, Quân đoàn 4 (nam) thì khó dứt khỏi bóng chuyền, còn lại hầu hết đều tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.


Làng bóng chuyền Việt Nam giờ đây chẳng có gì vững chắc cả. Bất kỳ đội bóng nào cũng có nguy cơ giải thể, không vì chuyện nội bộ thì cũng vì khó khăn kinh tế. Có lẽ, ngoại trừ những cái tên đã định danh như Bình Điền Long An, Bộ Tư lệnh Thông tin, Thái Bình (nữ), Thể Công, Quân đoàn 4, Biên Phòng (nam) thì khó dứt khỏi bóng chuyền, còn lại hầu hết đều tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.

Mùa bóng vừa rồi, giới làm nghề rất nuối tiếc khi chia tay 2 đội bóng nữ đang chơi ở giải VĐQG là Vietsov Petro và Bia Sài Gòn-TBD, mặc dù lãnh đạo của cả 2 đã đồng thuận sát nhập thành một đội rất mạnh, đủ sức tranh chấp các danh hiệu trong năm cùng BTL Thông tin và Bình Điền Long An. Trước đó nữa, đội nam Tập đoàn Dầu khí quốc gia cũng xóa phiên hiệu theo yêu cầu của lãnh đạo ngành dầu khí, chấm dứt cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của mình.

Phụ công Ngọc Hoa (trái - Bình Điền Long An) là nỗi ám ảnh của nhiều hàng chắn của đối phương. Ảnh: Dũng Phương

Ban đầu, chẳng ai nghĩ điều đó sẽ xảy ra, vì đã giàu tiềm lực tài chính như bóng chuyền dầu khí mà còn tan đàn xẻ nghé, thì bất cứ đội bóng nào khác ở Việt Nam cũng đối diện với nguy cơ đổ vỡ. Song, khi chứng kiến thực tế nghiệt ngã, giới làm nghề thừa nhận không có gì là “bất biến” trong cuộc chơi bóng chuyền cả.

May thay, vẫn còn một số đội bóng làm thật, làm vì thương hiệu và trên hết là vì tình yêu với bóng chuyền. Chính những BĐLA, Thông tin, Thể Công, QĐ4… đã giữ lửa cho bóng chuyền Việt Nam. Nhưng như thế liệu đã đủ? Chắc chắn là không rồi. Bóng chuyền cần tính ổn định trong phát triển, cần một chân đế vững chắc và quan trọng là cần một đội ngũ lãnh đạo liên đoàn giỏi, có tâm và có tầm.

Tiếc thay, đấy là chuyện trong mơ. Ở đây, khi vai trò của Liên đoàn Bóng chuyền quốc gia ngày càng trở nên mờ nhạt, sự lộn xộn ngày càng có nguy cơ lan rộng và trở thành mối bận tâm thực sự đối với giới làm nghề nói riêng và người hâm mộ nói chung. Bây giờ cứ thử hỏi, đội bóng nào mà bày tỏ sự tôn trọng đối với nhà điều hành liên đoàn thì… chết liền! Có chăng, người ta sợ bị “đì”, bị ông TTK kiêm Vụ trưởng Vụ TTTTC đè nén đến mức phải bật bãi, nên ít người lên tiếng.

Thế đấy, bóng chuyền cứ trôi đi trong hoạt cảnh “bằng mặt mà không bằng lòng” như vậy, chẳng trách mọi thứ luôn tiềm ẩn sóng dữ, rất dễ đổ vỡ…

***

Liên đoàn kém cỏi và trong đó có một phần trách nhiệm của Tổng cục TDTT. Về mặt quản lý nhà nước, vẫn có người của tổng cục được “cài cắm” trong Liên đoàn Bóng chuyền và nhiều liên đoàn thể thao khác nữa. Song, những nhà quản lý kiểu này thường không để lại được nhiều dấu ấn về hoạch định chiến lược nói chung và tạo dựng cho uy tín của liên đoàn nói riêng.

Chẳng hạn, gần như sáng kiến kiểu loại bỏ ngoại binh khỏi các giải chính thống của bóng chuyền Việt Nam không xuất phát từ ông TTK Trần Đức Phấn, mà do những nhà chuyên môn giàu kinh nghiệm đưa ra khi nhận thấy nguồn lực trong nước đang mai một, khi chứng kiến hàng loạt VĐV trẻ và thậm chí là VĐV đang ở đỉnh cao phong độ không được trọng dụng trên sân.

Có một dạo, những người tham gia các Liên đoàn đã nói thẳng không nên có việc kiêm nhiệm tại đây, vì như vậy khi làm sẽ vướng víu và chồng chéo trách nhiệm, đặc biệt đối với những vị chức sắc của Tổng cục kiêm nhiệm thêm công việc ở Liên đoàn để hưởng lương mà không giúp gì nhiều cho sự phát triển chung của thể thao Việt Nam.

 

LÊ QUANG - SGGP


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều