Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: “Đùn đẩy nhau” thăng hạng

Chốt lại những cái tên sẽ dự VCK giải bóng chuyền hạng A toàn quốc 2015 tranh vé dự giải VĐQG năm tới, giới làm nghề không khỏi ưu tư với thực tế các đội bóng “đùn đẩy nhau” thăng hạng để rồi ngậm ngùi trở lại hạng A ngay sau đó. Bây giờ dốc sức đầu tư cho cuộc chơi lâu dài kể ra cũng khó thật…


Chốt lại những cái tên sẽ dự VCK giải bóng chuyền hạng A toàn quốc 2015 tranh vé dự giải VĐQG năm tới, giới làm nghề không khỏi ưu tư với thực tế các đội bóng “đùn đẩy nhau” thăng hạng để rồi ngậm ngùi trở lại hạng A ngay sau đó. Bây giờ dốc sức đầu tư cho cuộc chơi lâu dài kể ra cũng khó thật…

Thường thì những đội bóng xây dựng được các tuyến trẻ chỉn chu, kiểu như Thể Công, Biên Phòng, Sanest Khánh Hòa, Ninh Bình, Long An, Vĩnh Long, Quân đoàn 4 (nam), VTV Bình Điền Long An, Thông tin LVPB, Ngân hàng Công thương, Thái Bình (nữ) mới được giới làm nghề đánh giá cao, tức là có giá trị thực sự về mặt thương hiệu, tính truyền thống. Hay nói theo cách khác, sự bền vững của những tên tuổi này chính là chỗ dựa cho bóng chuyền Việt Nam cả trong quá khứ lẫn ở tương lai.

Đội bóng chuyền nam CA TPHCM. Ảnh: T.L

Làm bóng chuyền phải căn cơ. Vài năm trước, khi doanh nghiệp còn ăn nên làm ra, người ta đổ xô vào đầu tư cho bóng chuyền, hàng loạt đội bóng và giải đấu ra đời cũng khiến bầu không khí nhộn nhịp ra phết. Tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí quốc gia thậm chí còn tài trợ đến 4 đội bóng (1 nam và 3 nữ), Tập đoàn Đức Long Gia Lai nuôi cùng lúc 2 đội, chưa kể ngành cao su, công an, truyền hình, Sanest… cũng sở hữu các đội bóng riêng của mình.

Song, khi kinh tế khó khăn, lập tức những đội bóng này bị “rút ống thở” dù khả năng đài thọ cho các đội bóng của ngành dầu khí vẫn còn rất tiềm năng. Một số nhà đầu tư khác cũng rút lui, đẩy nam Long An, Quân khu 5, Hải Dương… vào thế kẹt, bỏ thì dở mà tiếp tục đầu tư thì phải “chạy ăn từng bữa” mà vẫn không đủ để nuôi quân.

Bóng chuyền Việt Nam vì thế từng bị đánh giá là phát triển lộn xộn, mất tính định hướng, cần được hoạch định lại để phát triển bền vững hơn, nhất là sau khi bóng chuyền quân đội tuyên bố sẽ giữ lại 2 tên tuổi là Thể Công-BĐ15 và Thông tin LVPB, trong khi nếu các đội bóng khác muốn tồn tại phải tự chủ tài chính.

Tồn tại đúng là vấn đề nan giải đối với nhiều đội bóng, trong đó có cả những đội đang chơi ở giải hàng đầu như VĐQG, ví như đội nam Long An, nam và nữ Vĩnh Long, các đội nữ CSPR, TPHCM, Hải Dương… luôn trong cảnh ăn đong, thường xuyên bị “rút ruột” VĐV. Vì thế, giới làm nghề có dạo mới gọi những đội bóng này là “sống mòn”, chỉ biết tồn tại và chờ một nhà đầu tư nào đó thực sự tâm huyết và mạnh về tài chính tham gia vào cuộc chơi.

Câu chuyện ở giải hạng A toàn quốc năm 2015 đang diễn ra tại Nam Định cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Ngoại trừ một vài tên tuổi “máu” thăng hạng thực sự như CA TPHCM, Hà Nội, Quân khu 9, số còn lại thi đấu giữ hạng cho vui. Nhiều HLV còn tếu táo kể câu chuyện vui rằng “Đội có muốn thăng hạng đâu, vì tiền làm gì có đến vài tỷ đồng để nuôi. Nhưng đánh lòng vòng một hồi, chúng tôi bị… dí lên hạng lúc nào chẳng hay!”.

Chuyện này có thực và thường xuyên diễn ra ở giải hạng A toàn quốc, nên nhiều người không lấy làm ngạc nhiên khi chỉ ra đích xác đội nào muốn thăng hạng và đội bóng mượn quân đánh cho vui, cho đủ tụ và “coi như có cái để báo cáo rằng địa phương cũng rất mặn mà đầu tư cho bóng chuyền, có điều lực chưa đủ để dấn thân vào cuộc chơi VĐQG”…

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều