Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: Đằng sau tấm huy chương

“Đối với người bình thường, thuốc ngủ và thuốc giảm đau thi thoảng mới được sử dụng, riêng những VĐV bóng chuyền như chúng tôi, đó như một thứ "thực phẩm" phụ của mình. Điều đó có nghĩa là chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với chấn thương, đau đớn và chứng mất ngủ vì căng thẳng.


“Đối với người bình thường, thuốc ngủ và thuốc giảm đau thi thoảng mới được sử dụng, riêng những VĐV bóng chuyền như chúng tôi, đó như một thứ "thực phẩm" phụ của mình. Điều đó có nghĩa là chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với chấn thương, đau đớn và chứng mất ngủ vì căng thẳng. Tôi cũng nói với các em rằng trong thể thao, để có một phút vinh quang, chúng ta sẽ phải đổi bằng hàng giờ nước mắt, khổ luyện, cả những đau đớn về thể xác và tinh thần, nhất là đối với phụ nữ. Bản thân chúng tôi, đã phải hy sinh cho nghề quá nhiều.” Đó là tâm sự chân thành về những khó khăn trong tập luyện và thi đấu của một trong những VĐV rất nổi tiếng của bóng chuyền Việt Nam là Hà Thu Dậu.

Bất chấp chấn thương Hà Thị Hoa vẫn là cây chuyền hai xuất sắc nhất của giải đấu.

Tại giải bóng chuyền Cúp PV-Đạm Cà Mau vừa kết thúc cách đây ít lâu, ít ai biết rằng cây chuyền hai Hà Thị Hoa đến với giải đấu trong tình trạng đang bị chấn thương khá nặng. Hoa bị lật cổ chân chỉ cách khai mạc giải đấu vài ngày, dù chân đang sưng to, liên tục uống thuốc giảm đau và chườm đá lạnh nhưng Hà Thị Hoa vẫn phải cắn răng để vào sân thi đấu trong bối cảnh các đồng đội đang gặp khó. Nhiều đồng nghiệp thấy Hoa như vậy vừa xót nhưng cũng không quên động viên: “Cổ chân xưng như chân voi mà vào sân vẫn chuyền được thì giải này phải trao cho Hoa chuyền hai xuất sắc nhất rồi.” Vậy là đúng như lời đồn, ngày bế mạc Hoa bé cùng Hoa lớn ẵm cả hai giải cá nhân của giải đấu.

Cùng chung một cảnh ngộ như Hà Thị Hoa là chủ công Trần Thị Thanh Thúy, thực tế Thúy mới tập lại khoảng 10 ngày với bóng trước khi đến với giải đấu này. Trước đó chủ công cao 1m90 chủ yếu tập luyện với các bài tập phục hồi do có dấu hiệu quá tải. Do lâu ngày không phải tập luyện với các bài tập với cường độ cao nên đôi khi cô bé có dấu hiệu oải. Không thi đấu được như những gì khán giả kỳ vọng, nhiều khán giả còn tỏ ra trách móc, đáp lại cô bé chỉ nhẹ nhàng cám ơn và trả lời sẽ cố gắng tập luyện thật tốt trong những giải đấu lần sau. Cũng ở CLB VTV Bình Điền Long An, Kim Liên cũng gặp phải chấn thương trong quá trình tập trung cùng đội tuyển, kết thúc trận chung kết Liên đã gục gã ngay trên sàn đấu đã đủ biết nỗ lực của libero cao 1m60 này là lớn đến mức nào.

Cũng tại giải bóng chuyền cúp PV-Đạm Cà Mau lần này, Thông Tin Liên Việt Postbank thiếu vắng rất nhiều trụ cột như: Bùi Thị Ngà, Âu Hồng Nhung… vì lý do chấn thương, đây đều là những chấn thương rất nặng do phải thi đấu và tập luyện bị quá tải trong suốt một thời gian dài.

Đó chỉ là số ít VĐV trong các CLB có tiềm lực về tài chính nhưng ngoài kia còn đó rất nhiều trường hợp không may phải đứt gánh giữa đường. Điều đó dễ hiểu vì sao mà các VĐV bóng chuyền Việt Nam lại sợ chấn thương đến như vậy. Trong nhiều trường hợp, họ “lĩnh đủ” bởi không được đóng bảo hiểm hoặc chế độ bảo hiểm quá thấp, điều kiện chữa trị hồi phục yếu kém và nhất là có thể  trở thành “quả bóng” bị đá đi đá lại.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều