Tiêu đề của website

Bóng chuyền nam sau SEA Games 28: Cần thay đổi tư duy và cách làm từ những người đứng đầu

Nhìn lại SEA Games 28, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã có giải đấu thành công với tấm HCB. Nguyễn Hữu Hà và các đồng đội chỉ để thua trước Thái Lan ở trận chung kết. Tuy nhiên, giải đấu này cũng chỉ ra rằng Bóng chuyền nam Việt Nam thực tế có trình độ không thua kém bất cứ đội bóng nào trong khu vực, và vẫn nhiều vấn đề với đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam nếu thực sự muốn bứt lên và tiến xa.


Nhìn lại SEA Games 28, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã có giải đấu thành công với tấm HCB. Nguyễn Hữu Hà và các đồng đội chỉ để thua trước Thái Lan ở trận chung kết. Tuy nhiên, giải đấu này cũng chỉ ra rằng Bóng chuyền nam Việt Nam thực tế có trình độ không thua kém bất cứ đội bóng nào trong khu vực, và vẫn nhiều vấn đề với đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam nếu thực sự muốn bứt lên và tiến xa.

Giống như kỳ SEA Games cách đây 2 năm về trước, chiếc băng đội trưởng vẫn được trao cho người xứng đáng nhất là Nguyễn Hữu Hà – VĐV hiếm có khi còn ở đỉnh cao phong độ khi đã 34 tuổi và cũng là thành viên duy nhất của đội tuyển bóng chuyền Việt Nam không tham dự vòng 1 giải vô địch bóng chuyền quốc gia 2015 do bị áp đặt “luật rừng” từ phía CLB Đức Long Gia Lai. Tuy nhiên dưới sự dẫn dắt cả về tinh thần lẫn chuyên môn của Hữu Hà, đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam đã thi đấu ấn tượng, lần lượt vượt qua Indonesia, Campuchia và Singapore để giành vị trí nhất bảng đấu trước khi đánh bại Myanmar ở vòng bán kết.

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam không thể tạo nên cuộc lật đổ trước Thái Lan

Trong trận đấu với Thái Lan ở chung kết, dù đã rất nỗ lực nhưng đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam không thể tạo nên cuộc lật đổ trước nhà đương kim vô địch. Hữu Hà cùng các đồng đội nhận thất bại 0-3 với tỷ số các set lần lượt là 20/25, 19/25, 23/25 và hài lòng với tấm HCB. Đây thực sự là món quà chia tay sự nghiệp thi đấu quốc tế ý nghĩa của Hữu Hà sau 12 năm gắn bó với đội tuyển bóng chuyền quốc gia.

Nhận xét về trận thua trước Thái Lan, HLV Nguyễn Mạnh Hùng, người 3 lần dẫn dắt đội tham dự đấu trường này, cho biết: “Gặp Thái Lan ở chung kết, tôi chỉ biết yêu cầu các học trò phải cố gắng cống hiến trong từng pha bóng nhưng Thái Lan quá mạnh. Trận này các cầu thủ Thái Lan phát huy được tất cả sức mạnh của mình. Đó là sự cơ động, biến hóa ở vị trí chuyền 2, những pha chuyền bóng của anh đánh lừa hàng chắn Việt Nam, từ đó các tay đập Thái Lan dễ dàng tấn công ở nhiều vị trí ghi điểm”.

“Thất bại này không gây bất ngờ bởi bóng chuyền Thái Lan ở đẳng cấp cao hơn hẳn so với các đối thủ Đông Nam Á. Thế nên, việc các VĐV VN ghi được nhiều điểm trước những VĐV “hộ pháp” của Thái Lan như Nilsawai Kissada (cao 2,02m), Silapasorn Khanit (1,97m), Raksakaew Jirayu (1,94m)... là chuyện đáng khen. Đặc biệt, chủ công 22 tuổi Từ Thanh Thuận đã ghi đến 14 điểm (nhiều thứ hai trên sân, chỉ sau Jirayu ghi 19 điểm) nhưng nhìn lại, đội có quá nhiều VĐV đã bên kia sườn sự nghiệp”.

Theo đó, trong đội hình đội tuyển bóng chuyền Việt Nam tham dự SEA Games 28, bên cạnh Nguyễn Hữu Hà, có nhiều gương mặt sinh nửa đầu những năm 80 như Nguyễn Xuân Thành, Vũ Hồng Quân (đều sinh năm 1983) và chỉ có hai gương mặt trẻ sinh sau năm 90 là Nguyễn Vũ Hoàng và Từ Thanh Thuận. Còn lại là những gương mặt sinh năm 1986 đến 1989. Trong số 2 gương mặt trẻ, ngoài Từ Thanh Thuận đã khẳng định được mình thì Nguyễn Vũ Hoàng không thường xuyên được vào sân thi đấu, không để lại được nhiều ấn tượng.

Là một người được xếp vào hàng “bô lão” của bóng chuyền Việt Nam, HLV Nguyễn Mạnh Hùng cho biết điều cần làm với tuyển bóng chuyền bây giờ là trẻ hóa lực lượng. “Nếu muốn chuẩn bị cho tương lai, muốn có đội hình đủ sức chơi với Thái Lan chúng ta chỉ có một con đường là chọn ra những gương mặt trẻ tài năng lên tuyển, tạo điều kiện cho họ tập huấn, thi đấu quốc tế. Lãnh đạo ngành thể thao và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam cần phải xây dựng lại hệ thống đào tạo và thi đấu hiện nay”.

Ban huấn luyện ĐTVN thua người Thái về mọi mặt

Đánh giá Việt Nam là đối thủ khó chịu và có tạo nên cuộc lật đổ tại SEA Games 28. Ban huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nam Thái Lan đã áp dụng chiến thuật phân tích và tư vấn ngay tại sân thi đấu của các chuyên gia hàng đầu. Để phục vụ mục đích này, tất cả đều được trang bị bộ đàm theo công nghệ hiện đại.

Theo đó, “kiến trúc sư” Kiattipong cùng 2 chuyên gia của Liên đoàn Bóng chuyền Thái Lan ngồi ở khu vực riêng, liên tiếp đánh giá và phân tích các vị trí trên sân, lối chơi cũng như điểm mạnh và yếu của Từ Thanh Thuận, Nguyễn Hữu Hà, Nguyễn Hoàng Thương và đặc biệt là cây chuyền 2 Giang Văn Đức, trước khi tư vấn cho HLV trưởng Monchai chỉ đạo các học trò thay đổi chiến thuật trong sân.

Đấy là lý do, khi lối chơi của tuyển Việt Nam mới vừa hừng lên, các học trò của ông Monchai đã tìm ra cách khắc chế, lúc đánh nhanh, khi giữ nhịp hoặc thật chậm để gây ức chế cho các VĐV Việt Nam. Đây là cách làm chuyên nghiệp mà người Thái luôn áp dụng cho tất cả các đấu trường tham dự, từ khu vực cho đến châu Á và thế giới. Thành công của bóng chuyền Thái Lan cũng được bắt nguồn từ điều này.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều