Tiêu đề của website

Bàn tròn dư luận: Chọn TTK Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam theo tiêu chí gì?

Nhiều nhà báo, HLV và VĐV đều tỏ thái độ không hài lòng khi mới đây Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) đưa ra phiếu thăm dò ban chấp hành về việc bầu chọn chức vụ TTK cho nhiệm kỳ mới. Sự việc chẳng có gì đáng nói nếu như các ứng viên ở đây đều do những người đứng đầu của VFV chỉ định.


Nhiều nhà báo, HLV và VĐV đều tỏ thái độ không hài lòng khi mới đây Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) đưa ra phiếu thăm dò ban chấp hành về việc bầu chọn chức vụ TTK cho nhiệm kỳ mới. Sự việc chẳng có gì đáng nói nếu như các ứng viên ở đây đều do những người đứng đầu của VFV chỉ định.

Sự việc chẳng là thế này, để chuẩn bị cho kỳ đại hội mới, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã gửi phiếu thăm dò vị trí TTK đến toàn bộ các ủy viên. Tuy nhiên, thay vì phải có cuộc họp để BCH thống nhất bầu ra các ủy viên đề cử vị trí TTK mà họ nghĩ là phù hợp thì họ lại chỉ có quyền chọn một trong ba ứng viên mà những người đứng đầu Liên đoàn BCVN ấn định. Nhiều thành viên trong Liên đoàn BCVN sau khi nhận được tờ phiếu thăm dò trên đã không giấu nổi sự bức xúc khi cho rằng: “Bóng chuyền là của toàn xã hội, và họ muốn được chủ động chọn ứng viên mà họ thấy phù hợp cả đức lẫn tài thay vì ép nhau lựa chọn TTK như kiểu này.”

BCVN có dấu hiệu đi xuống về chuyên môn.

Theo đó, ba ứng viên được những người đứng đầu của VFV chỉ định gồm có: ông Thẩm Huỳnh Điệp – Phó TTK Liên đoàn BCVN, ông Nguyễn Bá Nghị - Trưởng ban chuyên môn, Phó chủ tịch Liên đoàn BCVN và ông Nguyễn Thành Lâm – Cựu giám đốc TTHLTT QG II. Với ba ứng viên kể trên nhiều người đã không ngại nói thẳng VFV đang chọn vị trí TTK theo tiêu chí gì ? Nếu theo tiêu chí của Liên đoàn được ông Trần Đức Phấn từng phát biểu nhiều lần rằng TTK phải là người có uy tín trong làng bóng chuyền, có năng lực chuyên môn, có ngoại ngữ chưa kể các mối quan hệ cả trong nước và quốc tế. Nếu cứ theo tiêu chí này, nhiều người khi được hỏi đã mạnh miệng khẳng định trong trong số ba cái tên kể trên có người còn chẳng đáp ứng nổi một tiêu chí, năng lực không có nói gì đến ngoại ngữ với quan hệ.

Tại Việt Nam, Liên đoàn bóng chuyền là tổ chức xã hội được đánh giá phát triển chỉ sau Liên đoàn bóng đá. Bằng chứng là bóng chuyền thu hút được đông đảo doanh nghiệp tài trợ, đầu tư vào các đội bóng, các giải đấu thường xuyên tổ chức hàng năm. Tuy nhiên có một thực tế là trong vòng 5 năm qua đã rất nhiều doanh nghiệp tháo chạy khỏi bóng chuyền, nhiều giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn BCVN đã mất dần sức hút với quần chúng hâm mộ, chất lượng chuyên môn của các đội tuyển đi xuống thấy rõ… Thực trạng của bóng chuyền Việt Nam trong bao năm qua đã là quá rõ, vấn đề giờ đây là phải sớm tìm ra minh chủ để nhanh chóng ổn định và chèo lái con lái con thuyền này. Và quan trọng hơn là người được chọn phải nhận được sự ủng hộ đông đảo từ nhiều phía. Bởi vậy những người cầm trong tay lá phiếu phải có trách nhiệm trước quyết định của mình trước cái chung, thay vì để cái tình lấn át mất cái lý trước khi để khán giả và người làm chuyên môn phải chán ghét với bóng chuyền.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều