Tiêu đề của website

Khan hiếm tài năng trẻ

Ngày 1-4, các trận đầu tiên của giải đã diễn ra tại Hà Nội và Thái Nguyên. Với 21 ngoại binh đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... nhiều người đã lo lắng cho công tác đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ của các CLB bóng chuyền trong nước.

Ngày 1-4, các trận đầu tiên của giải đã diễn ra tại Hà Nội và Thái Nguyên. Với 21 ngoại binh đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản... nhiều người đã lo lắng cho công tác đào tạo vận động viên (VĐV) trẻ của các CLB bóng chuyền trong nước.
Vắng tài năng trẻ, Thông Tin Lienvietbank vẫn dựa vào Kim Huệ (5) và Phạm Thị Yến (7) - Ảnh: TR.D.
Trong cuộc họp báo về giải của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV), ông Trần Đức Phấn - tổng thư ký VFV - cho biết: “Hiện có ít nhất bốn doanh nghiệp lớn đang đặt vấn đề với VFV để tổ chức các giải bóng chuyền. Tuy nhiên do hiện nay các CLB không đủ lực lượng tham gia nên VFV không thể tổ chức thêm giải nào. Điều này cho thấy lực lượng VĐV tại các CLB hiện đang thiếu trầm trọng, hầu hết CLB chủ yếu dựa vào những cựu binh lớn tuổi”. Thật vậy, do các VĐV Đỗ Thị Minh, Đào Thị Huyền (cùng 23 tuổi) và Bùi Thị Ngà (17 tuổi, cao 1,83m, thành viên đội trẻ quốc gia) chưa đủ sức thay thế các tay đánh đàn chị, nên tại giải này Thông Tin Lienvietbank vẫn phải dựa vào Phạm Kim Huệ (28 tuổi), Phạm Thị Yến (26 tuổi) - những VĐV đã qua thời đỉnh cao. Hay như CLB PV Oil Thái Bình - nơi từng có nhiều VĐV đóng góp cho đội tuyển nữ quốc gia - giờ cũng không kiếm đâu ra một VĐV trẻ có tiềm năng thật sự. Ở các CLB nam, những tay đánh trẻ như Phạm Hữu Trường (Long An, 19 tuổi) hay Hoàng Văn Phương (21 tuổi), Phạm Thái Hưng (22 tuổi, Thể Công) vẫn chưa để lại dấu ấn đậm nét nào trên sàn đấu. Trong khi đó, Sacombank Biên Phòng, Sanest Khánh Hòa, Tràng An Ninh Bình, Đức Long Quân Khu 5... đều phải dựa vào những cựu binh, thậm chí có VĐV đã 38 tuổi như Lê Hồng Huy (Sanest Khánh Hòa)... Sự khan hiếm tài năng trong nước khiến Giải VĐQG năm nay có đến 21 ngoại binh được các CLB ký hợp đồng thi đấu. Việc tràn ngập ngoại binh dù giúp cải thiện chất lượng trận đấu, tạo điều kiện cho các VĐV trong nước có cơ hội học hỏi nhưng cũng cho thấy kiểu đầu tư “thời vụ” nhằm đạt thành tích của các CLB. Đây là thực trạng rất đáng lo khi nhìn về nguồn cung cho bóng chuyền VN ở cấp đội tuyển. Để chuẩn bị cho SEA Games 26 tại Indonesia, Giải VĐQG là nơi các nhà chuyên môn tìm kiếm VĐV cho đội tuyển. Tuy nhiên, đến thời điểm này VFV vẫn đang cuống quýt tìm HLV cho đội tuyển nữ VN sau khi chuyên gia Trung Quốc Rong Han Yan - người đã dẫn dắt đội tuyển nữ năm 2010 - bất ngờ xin thôi việc vì lý do sức khỏe. Còn về phía tuyển nam, tuy Giải VĐQG đã diễn ra nhưng HLV Augusto Sabbatini (Brazil) dù đã ký hợp đồng làm HLV trưởng đội tuyển nam với mức lương gần 5.000 USD vẫn chưa có mặt để theo dõi giải. Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-4, ông Trần Đức Phấn cho biết phải đến đầu tháng 5 khi đội tuyển nam tập trung ông Augusto mới đến VN. Và theo dự kiến của VFV, lúc ấy sẽ tìm được một HLV Trung Quốc cho đội tuyển nữ. Trước câu hỏi nếu không xem các VĐV thi đấu, HLV ngoại sẽ tuyển chọn VĐV cho đội tuyển như thế nào, ông Phấn cho rằng điều này không có gì đáng lo ngại. Câu trả lời này không thể làm người hâm mộ yên tâm khi bóng chuyền VN đã trải qua một năm 2010 bết bát về thành tích.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều